Để có thể sử dụng được cổng tự động trơn tru với hiệu suất hoạt động cao, điều thiết yếu cần làm là bạn phải chú ý đến việc bảo dưỡng cổng tự động thường xuyên.
Bảo dưỡng cổng tự động thường xuyên sẽ giữ cho động cơ và các cánh cổng hoạt động bình thường, đảm bảo không có sự cố bất ngờ và tốn kém về chi phí để giải quyết. Nếu bạn là chủ nhà, hãy hỏi người có chuyên môn đã lắp đặt cổng về kinh nghiệm để họ có thể hỗ trợ sửa chữa.
Thời gian bảo dưỡng motor cổng tự động.
Trả lời cho câu hỏi này còn phụ thuộc vào tần suất sử dụng cổng tự động. Tại các trung tâm thương mại, lưu lượng người ra vào lớn, hay tại khu chung cư khi người dân sinh sống ra vào liên tục. Những hệ thống cổng tự động này sẽ cần bảo dưỡng thường xuyên hơn so với một ngôi nhà ở sử dụng cổng tự động.
Theo nguyên tắc chung, cổng tự động đượng sử dụng 2 – 3 lần /ngày thì 1 năm mới cần bão dưỡng 1 lần.
Đối với nhu cầu cao hơn, thời gian bảo dưỡng được khuyến nghị là 2 lần/ năm. Để đảm bảo rằng tất cả các bộ phận, hệ thống truyền động, motor cổng vẫn hoạt động bình thường.
Cổng tự động tại bãi đậu xe cho một khu chung cư, thường xuyên mở và đóng trong ngày, nên được bảo dưỡng ít nhất 3 lần/ năm.
Trong khi đó, các cổng tự động hoạt động liên tục, sử dụng nhiều sẽ cần được bảo dưỡng ít nhất mỗi quý một lần (4 lần/ năm).
Vậy còn nếu để không, cổng ít hoạt động?
Trên thực tế, thời gian không hoạt động có thể gây ít tốn kém về chi phí bảo dưỡng hơn, vì vậy hãy xác định mục đích sử dụng cổng ngay từ thời điểm ban đầu. Nguy cơ cánh cổng có thể bị hỏng và chi phí sửa chữa tốn kém sẽ đến nếu cổng tự động không được bảo dưỡng, ngay cả khi hoạt động với tần suất ít.
Khuyến nghị của HCO để cổng tự động có thể hoạt động được một cách tốt nhất:
– Sử dụng đúng cách, đúng theo hướng dẫn các thao tác sử dụng cổng.
– Bảo dưỡng và bảo trì thường xuyên theo khuyến nghị của Hãng
– Cách tính giờ sử dụng cổng tự động được tính theo số chu kỳ mà cổng hoạt động trong 24 giờ.
Xong về thời gian bảo dưỡng, bây giờ sẽ đến các yếu tố khác về bảo dưỡng cổng tự động.
Bảo dưỡng cổng tự động cần kiểm tra những gì?
Bảo dưỡng thường xuyên liên quan đến việc kiểm tra kỹ lưỡng một loạt các bộ phận thiết yếu để đảm bảo dược rằng cổng tự động vận hành được trơn tru.
Một số vấn đề mà một kỹ thuật bảo trì sẽ xem xét:
– Các thiết bị an toàn vẫn hoạt động như bình thường?
– Các cánh cổng, trụ, bản lề và các thành phần kết nối khác còn tốt không?
– Tất cả các thành phần chuyển động được bôi trơn để giảm mài mòn.
– Tình trạng của tủ điều khiển và hệ thống dây điện?
– Một bài kiểm tra lực tác động lên các cánh cổng chuyển động
– Kiểm tra bộ cảm biến an toàn.
– Vệ sinh làm sạch kỹ lưỡng với cổng âm sàn.
– Kiểm tra kỹ lưỡng chức năng của tất cả các thiết bị phụ trợ như bộ nhận tín hiệu, cảm biến an toàn, lưu điện và khóa mở thủ công.
– Đánh giá tần suất sử dụng hệ thống cổng tự động
Mở cổng thủ công
Tất cả các cổng tự động đều được trang bị hệ thống mở cổng bằng tay, giúp bạn có thể mở cổng được trong trường hợp bị mất điện hoặc hệ thống cổng tự động bị hỏng.
Để mở được cổng thủ công, bạn cần bật nắp, tra chìa khóa vào motor và tháo chốt (giữa motor và hệ thống truyền động).
Mặc dù chúng ít khi được sử dụng, có thể dẫn đến cứng và khó mở theo thời gian. Vì vậy nên thường xuyên kiểm tra, ít nhất ba tháng 1 lần.
Thời tiết và vị trí lắp đặt
Ở các khu vực ven biển, mưa, hơi nước và muối trong không khí có thể gây ảnh hưởng xấu đến các bộ phận của hệ thống cổng tự động.
Nếu ở khu vực có khi hậu như vậy, việc bảo dưỡng cổng tự động cũng cần thường xuyên hơn.
Băng tuyết có thể cản trở hoạt động của các cổng điện cũng như gió lớn và lượng mưa lớn. Tất nhiên là ở Việt Nam không có tuyết nhưng lượng mưa và gió lớn thì lại rất nhiều.
Trong hầu hết các trường hợp, bất kỳ sự cố nào xảy ra sẽ chỉ là tạm thời – ví dụ như mưa, đắt cát, bụi làm kẹt các đường ray mà cổng trượt tự động chạy vào. Tuy nhiên, Lượng mưa lớn có thể làm ngập hoặc tắc lối thoát nước (đối với cổng âm sàn) xung quanh, vì vậy nếu lắp ở khu vực mưa nhiều, hãy đề cập kỹ thuật, kiểm tra tí mí đường thoát nước hoặc làm 2 đường thoát nước.
Khi có gió lớn, cổng có thể hoạt động đóng mở giống như một cánh buồm với lực cản rất lớn. Vô hình chung gây lực đóng mở hoặc lực tác động ngược chiều rất lớn, ảnh hưởng tới cổng, bản lề, mô tơ. Có thể dẫn đến các chức năng như cảm biến an toàn khó có thể hoạt động được bình thường.
Bảo dưỡng thường xuyên có thể giúp cổng hoạt động tốt bất kể thời tiết khắc nghiệt nào tác động đến chúng. Bên cạnh đó, mọi vấn đề phát sinh phụ thuộc vào thời tiết đều có thể được giải quyết.
Cổng gỗ hay cổng nhôm
Có một số yếu tố có nghĩa là cổng gỗ cần được bảo dưỡng thường xuyên hơn các cánh cổng được làm bằng nhôm.
Cổng gỗ cứng và nặng hơn đáng kể so với cổng nhôm thường dù chúng có cùng kích thước. Đồng nghĩa là các động cơ cần có lực xoay mạnh hơn để di chuyển cánh cổng.
Do vậy, động cơ lớn hơn, khỏe hơn sẽ thích hợp, tuy nhiên khả năng hao mòn tự nhiên sẽ nhiều hơn so với cùng một loại động cơ tự động được lắp cho cổng nhôm.
Gỗ cũng giãn nở và tăng trọng lượng theo thời tiết, do đó có thể gây thêm lực tải cho động cơ.
Các vấn đề khác cũng có thể xảy ra với bản lề cổng, do phải chịu sự tác động co lại và giãn nở của gỗ trong các điều kiện thời tiết khác nhau.
Vì vậy, nếu sử dụng cổng gỗ, hãy bảo dường thường xuyên hơn để tránh các vấn đề hỏng hóc có thể xảy ra. Ngoài ra bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng cổng tự động tay đòn để có thể đặt motor ở những vị trí thích hợp hơn, lực tải nhẹ hơn, bảo dưỡng ít hơn, tuổi thọ lâu bền hơn.
Chi phí sửa chữa
Cũng giống như nhiều thiết bị khác, cổng tự động được cấu thành từ nhiều bộ phận chuyển động khác nhau. Những bộ phận này cần được chú ý quan sát theo thời gian để đảm bảo chúng hoạt động ổn định và hiệu quả nhất có thể.
Thông thường, các kỹ thuật viên có kinh nghiệm sẽ kiểm tra và đánh giá sự hư hỏng, hao mòn tự nhiên và các vấn đề liên quan đến thời tiết, tránh được những sự cố sau này.
Các bộ phận như motor, cảm biến… có thể tốn kém khi thay thế. Vì vậy việc bảo dưỡng thường xuyên để xác định vấn đề có thể tránh được các chi phí phát sinh không đáng có.
Bản thân các cánh cổng cũng cần được chú ý trong quá trình bảo dưỡng. Chúng có thể đóng mở dễ dàng và bản lề cổng cần được tra dầu mỡ thường xuyên. Nếu không, động cơ sẽ phải chịu lực nhiều hơn theo thời gian, do đó có nguy cơ làm giảm tuổi thọ của hệ thống cổng tự động.
Luôn theo dõi an toàn
Sau một thời gian hoạt động, khả năng xảy ra hỏng hóc hệ thống có thể tăng lên, chẳng hạn như các mối hàn trên cổng bị gỉ và hỏng.
Việc hỏng hóc và hư mòn dần theo thời gian có thể dẫn đến những rủi ro khác về sức khỏe và an toàn.
Sau khi lắp đặt xong, đối với bất kỳ tai nạn nào xảy ra, trách nhiệm pháp lý đều thuộc về đơn vị thi công, lắp đặt cổng ban đầu. Tất nhiên, nếu chủ nhà không bảo dưỡng thường xuyên theo khuyến nghị thì họ có thể phải chịu trách nhiệm
Những cánh cổng không được bảo dưỡng có thể dẫn đến những thương tích nhẹ hoặc nghiêm trọng, thậm chí tử vong,… Hãy đảm bảo an toàn nhất đối với cánh cổng. Và đơn giản nhất là đặt lịch bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên cho bộ cổng.
Chọn đơn vị thi công lắp đặt thích hợp
Đối với bất kỳ một đơn vị thi công lắp đặt nào, đều cần có những chứng chỉ chứng nhận năng lực thi công, và feedback, review hay cảm nhận từ những khách hàng cũ, đó là cách tốt nhất để chọn đơn vị lắp cổng tự động phù hợp. Ngoài ra, bạn hãy tìm hiểu thêm những thông tin khác của đơn vị thi công, ít nhất là biết được số năm hoạt động, khả năng thi công, bảo trì bảo hành…. Vì ngoài thi công ra, họ cũng chính là đơn vị bảo trì, bảo dưỡng hay thậm chí là xử lý cả những sự cố sau này.
Nếu có bất kì khó khăn gì hay cần tư vấn báo giá thiết bị tự động hóa tại:
CÔNG TY TNHH HCO VIỆT NAM
C.N Hà Nội: Tầng 4, số 110 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.
Hotline: 0986.751.863
Website: hcovietnam.com